アフィリエイト広告を利用しています
プロフィール
最新記事
<< 2014年05月 >>
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
検索
タグクラウド

広告

この広告は30日以上更新がないブログに表示されております。
新規記事の投稿を行うことで、非表示にすることが可能です。
posted by fanblog

2014年05月10日

Phe áo đỏ Thái Lan biểu tình để "ngăn chặn đảo chính"

Hôm nay (10/5), lực lượng ủng hộ chính phủ Thái Lan (phe áo đỏ) đã tập trung ở ngoại ô Bangkok để tiến hành cuộc biểu tình mà theo họ là với mục đích bảo vệ nền dân chủ và ngăn chặn cuộc đảo chính của phe đối lập.

Chính trị phân cực của Thái Lan đã kéo dài hơn một thập kỷ và chưa có dấu hiệu thỏa hiệp. Những người chống chính phủ (còn gọi là phe áo vàng) đã bắt đầu chiến dịch của họ từ tháng 11 năm 2013, và ngày hôm qua lực lượng này đã bao vây sở cảnh sát, đài truyền hình trong chiến dịch họ gọi là “trận chiến cuối cùng”.

Phát ngôn viên của một nhà hoạt động thuộc phe áo đỏ, ông Thanawut Wichaidit, cho biết: “Chúng tôi ở đây để cho thấy rằng chúng tôi phản đối những người biểu tình chống chính phủ về việc họ yêu cầu thành lập chính phủ mới không qua bầu cử”.

Hàng ngàn người trung thành với chính quyền của bà Yingluck Shinawatra đã diễu hành từ ngoại ô vào trung tâm thành phố để “bảo vệ nền dân chủ”. Ông Wichaidit nói thêm: “Chúng tôi đã sẵn sàng chiến đấu. Chúng tôi không sử dụng bạo lực nhưng sẽ dùng sức mạnh quần chúng để đấu tranh cho nền dân chủ”.

1399719338-bieu-tinh1.jpg


Cảnh sát phải sử dụng vòi rồng để trấn áp người biểu tình



Các quan chức Thái Lan cho biết, khoảng 3.000 cảnh sát đã được huy động ở vùng ngoại ô phía Tây thủ đô Bangkok để theo sát các nhóm biểu tình.

Bạo lực đã khiến ít nhất 25 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương bởi súng và lựu đạn trong những ngày gần đây. Các quan chức lo ngại căng thẳng leo thang sẽ khiến bạo lực gia tăng hơn nữa từ cả hai phía.

Ngày hôm qua (9/5), cảnh sát đã phải dùng tới súng bắn hơi cay và vòi rồng để đối phó với lực lượng biểu tình phe áo vàng. Ít nhất 5 người đã bị thương trong vụ đụng độ.

Xung đột chính trị ở Thái Lan diễn ra từ năm 2006 khi cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra bị lật đổ trong một cuộc đảo chính do bị cáo buộc tham nhũng và lạm dụng quyền lực. Cho tới ngày nay, các cuộc xung đột chính trị đang bước vào một giai đoạn mới và nguy hiểm hơn rất nhiều.



タグ:Thái Lan

Putin bất ngờ tới Crimea, Mỹ phản ứng quyết liệt

Mỹ cho rằng việc ông Putin tới Crimea là "khiêu khích và không cần thiết".

Ngày 9/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bất ngờ tới bán đảo Crimea để chứng kiến cuộc diễu binh kỷ niệm chiến thắng Phát xít với sự tham gia của nhiều tàu chiến, máy bay chiến đấu của quân đội Nga tại vùng lãnh thổ mới được sáp nhập này.

Tổng thống Nga tới Crimea trong bối cảnh lực lượng ly khai ở các tỉnh miền đông Ukraine sẽ tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về quyền tự quyết của khu vực vào ngày Chủ nhật tới, bất chấp đề nghị hoãn trưng cầu dân ý của ông Putin.

1399684343-1.jpg


Putin phát biểu trong chuyến thăm tới Crimea



Phản ứng sau chuyến thăm của ông Putin tới Crimea, Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng chỉ trích và coi đây là một “hành vi khiêu khích” của Nga tại khu vực mà Mỹ coi là đã bị Nga sáp nhập bất hợp pháp.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki phát biểu: “Chuyến đi này là khiêu khích và không cần thiết. Crimea thuộc về Ukraine và chúng tôi tất nhiên không thừa nhận những bước đi bất hợp pháp của Nga trong việc sáp nhập khu vực này.”

Ngoài ra, Mỹ cũng tố cáo Nga không chịu rút lực lượng quân sự hùng hậu ra khỏi khu vực biên giới với Ukraine như những gì ông Putin đã hứa hồi đầu tuần, đồng thời hối thúc Moscow làm hạ nhiệt căng thẳng.

Bà Psaki tuyên bố: “Chúng tôi muốn Nga có những bước đi làm giảm căng thẳng. Chúng tôi tin rằng Nga có thể tác động đến hành động của các phần tử ly khai ở đông Ukraine. Và hiển nhiên là chuyến thăm của Tổng thống Putin tới Crimea không phải là điều mà chúng tôi trông đợi.”

1399684343-2.jpg


Nga vừa rầm rộ tổ chức diễu binh kỷ niệm ngày chiến thắng Phát xít



Bà này cũng cho biết rằng Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã có cuộc điện đàm thứ hai trong thời gian qua để bàn bạc về tình hình Ukraine.

Tuy nhiên, Mỹ và Nga vẫn chưa thống nhất được kế hoạch tổ chức các cuộc gặp gỡ mới để giải quyết tình hình Ukraine. Tuần tới, nhiều khả năng ông Kerry sẽ đến Anh để tham dự hội nghị về Syria, và có thể ông này sẽ gặp gỡ Ngoại trưởng Nga Lavrov ở châu Âu.

Theo Bộ Ngoại giao Nga, trong cuộc điện đàm thứ hai với ngoại trưởng Mỹ, ông Lavrov kêu gọi Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) tổ chức đối thoại khẩn cấp giữa Kiev và các khu vực miền đông để tìm giải pháp cho Ukraine.




タグ:Putin Crimea

Vụ giàn khoan: Có thể kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế



Vụ giàn khoan: Có thể kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế
Trung Quốc sử dụng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam


Đại diện Hội Luật gia VN nói rằng: “Chúng ta có thể kiện lên Tòa án Quốc tế việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào Việt Nam”.




Tại cuộc họp báo của Hội Luật gia VN chiều 9/5, ông Lê Minh Tâm - Phó Chủ tịch Hội đã lên tiếng phản đối hành động đưa giàn khoan và các tàu bảo vệ của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Ông Lê Minh Tâm nhấn mạnh, việc làm của Trung Quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế, vi phạm ngang nhiên chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên.

Theo quy định tại Công ước, không ai có quyền tiến hành thăm dò thềm lục địa hay khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa, nếu không có sự thỏa thuận rõ ràng của quốc gia ven biển.

Tại cuộc họp báo, trả lời câu hỏi của PV về khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế, luật sư Trần Công Trục, nguyên trưởng ban Biên giới Chính phủ cho rằng, Việt Nam có thể đưa vấn đề này đến cơ quan tài phán quốc tế.

Vụ giàn khoan: Có thể kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế - 1


Tàu Trung Quốc bắn vòi rồng vào tàu công vụ Việt Nam



Ông nhắc lại, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã nói Việt Nam sẵn sàng áp dụng tất cả các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp. Một trong những biện pháp đó, không thể không sử dụng đến cơ quan tài phán.

Trong lúc này, chúng ta có thể kiện Trung Quốc đưa giàn khoan vào Việt Nam, vi phạm Công ước về luật biển 1982.

Cá nhân tôi nghĩ rằng, hiện nay thế mạnh của Việt Nam là lẽ phải và pháp lý, chúng ta phải khai thác điều đó cho lợi ích của mình”, ông Trục nói.



“Để giải quyết vấn đề biển Đông hiện nay, chắc không chỉ cần Công ước Luật biển, mà cần nhiều căn cứ pháp lý khác. Chúng tôi tham gia rất tích cực. Thế mạnh nhất của Hội Luật gia là phân tích, lý giải các vấn đề pháp lý. Tôi nghĩ chúng ta cần những ý kiến về vấn đề này. Chúng ta cũng cần sự tham mưu, tư vấn của nhiều tổ chức khác nữa”, ông Lê Minh Tâm - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội luật gia VN.


Theo luật sự Trục, chúng ta không nên sốt ruột, bởi việc này không thể nói là làm ngay.  Kiện lên cơ quan tài phán có cả một quá trình với các thủ tục của nó.



Ông phân tích, dù Việt Nam có đủ chứng cứ cần thiết, nhưng muốn làm việc này phải chuẩn bị chu đáo, đã làm phải nắm được phần thắng, đề phòng tất cả khả năng có thể xảy ra. Bên cạnh đó, để làm hồ sơ kiện đòi hỏi có tính toán kỹ lượng, có lực lượng chuyên môn về luật pháp, tính tương quan lực lượng... để khi nộp hồ sơ lên chắc thắng. Đó là điều phải thông cảm chia sẻ với những người có chức năng, không phải nói là làm ngay được

Với tư cách người nghiên cứu nhiều năm, ông Trục cho rằng nếu đưa vụ kiện lên trọng tài quốc tế, các cơ quan tài phán quốc tế, chắc chắn Việt Nam sẽ thắng lợi. Vì Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý, cơ sở để kiện. Nếu làm đúng thủ tục, Việt Nam có nhiều thuận lợi để thu đươc thành công.

Ông Trần Công Trục dẫn chứng lại, Philipines đã làm điều này. Họ đã có hồ sơ rất đầy đủ kiện lên Hội đồng trọng tài về Luật Biển quốc tế. Hội đồng đã được thành lập với 5 thành viên, đang thụ lý hồ sơ. Việc làm trên đã nhận được sự ủng hộ của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.





Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng nhận định, mục đích chính của Trung Quốc trong vụ giàn khoan chính là thăm dò dư luận, “nắn gân” các nước lớn trên thế giới và trong khu vực xem thái độ ra sao.



Ông nói: “Có thể Trung Quốc đi sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và không loại trừ khả năng xâm phạm biển đảo của Việt Nam”.

Nguyên thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho rằng, chúng ta phải đấu tranh để phía Trung Quốc rút giàn khoan về nước. Cụ thể, đấu tranh bằng hình thức đàm phán với Trung Quốc, vận động sự ủng hộ của các nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, các nước ASEAN...

“Nếu cần thiết, đưa vấn đề này ra Liên hiệp quốc. Hoặc không loại trừ khả năng phải kiện Trung Quốc ra tòa án Quốc tế”.

Đức Nguyễn







Kim Jong-un không hề có quyền lực ở Triều Tiên?

Nhân vật đào tẩu cho rằng Kim Jong-un bị một nhóm cố vấn của cha thao túng.

Những bí ẩn xung quanh Triều Tiên ngày càng trở nên huyền ảo hơn sau khi một người Triều Tiên đào tẩu tuyên bố rằng nhà lãnh đạo Kim Jong-un thực ra không hề có quyền lực gì ở nước này.

Theo Jang Jin-sung, một nhà thơ chính thức và là tuyên truyền viên của chế độ ở Triều Tiên đã đào tẩu ra nước ngoài, ở Triều Tiên hiện nay có một “mạng lưới cố vấn” bí mật nắm giữ tất cả mọi quyền lực và điều khiển mọi việc từ trong bóng tối.

Phát biểu với CNN, ông Jang cho rằng cả thế giới đã bị “lừa” trước màn kịch chuyển giao quyền lực cho Kim Jong-un sau khi Chủ tịch Kim Jong-il qua đời.

1399686884-1.jpg


Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un



Nhân vật đào tẩu này nói: “Khi Kim Jong-il qua đời và Kim Jong-un lên kế vị, người ta chỉ nhìn thấy việc cha truyền lại quyền lực cho con. Thế nhưng điều họ không nhìn thấy là những gì đã xảy ra đối với cơ cấu của hệ thống chính trị hậu thuẫn cho cố Chủ tịch Kim Jong-il.”

Theo ông Jang, cơ cấu này có tên gọi là Cục Tổ chức và Chỉ đạo, một “mạng lưới cố vấn” gồm toàn các bạn học của cố Chủ tịch Kim Jong-il đứng đằng sau quyết định mọi việc ở Triều Tiên.

Ông Jang cho rằng vì Kim Jong-un từng được ăn học ở Thụy Sĩ nên ông này không nhận được sự ủng hộ của Cục Tổ chức và Chỉ đạo, và ông này “không khác gì một nhân vật chính trị bị giật dây bởi các cố vấn của cha”.

Jang Jin-sung nhận định: “Kể từ khi người chú quyền lực Jang Song-taek bị xử tử theo ý chí của các cố vấn, Kim Jong-un đã trở thành một đứa trẻ mồ côi về chính trị.” Jang Song-taek luôn được cho là người bảo trợ cho Kim Jong-un, và là người đã giúp đỡ Kim Jong-un từ những ngày đầu tiên mới nhậm chức.

Jang Song-taek đã bất ngờ bị bắt giữ, xét xử và tử hình với tội danh phản đảng, phản chế độ, tham nhũng vào tháng 12 năm ngoái. Theo báo chí Hàn Quốc, sau khi ra lệnh xử tử Jang Song-taek, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã bị trầm cảm và thường xuyên xuất hiện trong các buổi họp với khuôn mặt sầu thảm.




Nghị sĩ Mỹ đồng loạt phản đối TQ trên Biển Đông

Nghị sĩ Mỹ cho rằng Trung Quốc đang đe dọa quyền tự do hàng hải ở Biển Đông.

Ngày 9/5, sáu thượng nghị sĩ Mỹ đã hối thúc thượng viện nước này thông qua điều luật tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với quyền tự do hàng hải và tuyên bố rằng những hành động gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông là “đáng quan ngại”.

Hồi đầu tuần, Việt Nam đã tố cáo đội tàu hộ tống giàn khoan HD-981 của Trung Quốc đã dùng vòi rồng tấn công và đâm thẳng vào tàu công vụ của Việt Nam khiến nhiều kiểm ngư viên bị thương và một số tàu cảnh sát biển bị hư hỏng.

Trong cuộc họp báo ngày hôm qua tại Bắc Kinh, đuối lý trước những câu hỏi của phóng viên quốc tế về tính pháp lý trong trong việc kéo giàn khoan HD-981 của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cũng như những hành động liều lĩnh tấn công tàu Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh lại quay ra tố cáo Mỹ “gây căng thẳng tình hình” trên Biển Đông.

1399689316-2.jpg


Tàu hải cảnh Trung Quốc bắn vòi rồng vào tàu công vụ Việt Nam



Tuy nhiên, những cáo buộc này của Trung Quốc đã bị phía Mỹ phản đối. Các Thượng nghị sĩ Robert Menendez bang New Jersey, Ben Cardin bang Maryland, Patrick Leahy bang Vermont, Marco Rubio bang Florida, Jim Risch bang Idaho và John McCain bang Arizona đã ra tuyên bố chung tố cáo các hành động nguy hiểm của Trung Quốc.

Tuyên bố chung của 6 thượng nghị sĩ thuộc hai đảng Dân chủ và Cộng hòa của Mỹ đã nhấn mạnh: “Những hành động này của Trung Quốc đã đe dọa đến việc tự do đi lại của các chuyến hàng thương mại quốc tế trong một khu vực rất quan trọng.”

Tuyên bố của các thượng nghĩ sĩ Mỹ nói rõ: “Việc Trung Quốc kéo giàn khoan vào Biển Đông và có những chiến thuật hung hăng, manh động sau đó là đáng lo ngại sâu sắc.”Biển Đông là tuyến đường hàng hải quốc tế trọng yếu, nơi có rất nhiều tàu hàng của các nước qua lại. Tuy nhiên, Trung Quốc lại muốn độc chiếm vùng biển này làm “ao nhà” bằng tuyên bố chủ quyền đầy ngang ngược, phi lý, bất chấp luật pháp và thông lệ quốc tế cũng như những phản đối của các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.

Từ hồi tháng Tư, sáu thượng nghị sĩ này đã đề xuất nghị quyết nhằm tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với quyền tự do hàng hải ở Biển Đông và hối thúc các bên tranh chấp chủ quyền trong khu vực này tìm kiếm giải pháp hòa bình.

Cũng trong ngày hôm qua, nghị sĩ Eliot Engel, ủy viên Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ cũng đã gọi hành động của Trung Quốc trên Biển Đông trong những ngày gần đây là “khiêu khích không cần thiết”.




2014年05月09日

Báo HQ: Kim Jong-un tăng 20 kg trong 4 tháng

  Việc phát phì nhanh chóng khiến ông Kim có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Gần đây, một số tờ báo Hàn Quốc cho hay nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tăng thêm 20 kg kể từ tháng Một tới nay, khiến nguy cơ mắc bệnh tim mạch của ông này tăng lên đáng kể.

Cả ông nội và cha của nhà lãnh đạo Kim Jong-un đều qua đời vì bị đau tim, và người cô ruột của ông này cũng hiện đang phải điều trị bệnh tim mạch, và nhiều người lo ngại rằng ông Kim cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này.

Một số nguồn tin cho biết các chuyên gia y tế của Triều Tiên lo ngại về tình hình sức khỏe ngày càng đi xuống của Kim Jong-un đã khuyên ông phải nghỉ ngơi nhiều hơn và tránh căng thẳng quá nhiều.

1399541263-1.jpg


Việc phát phì nhanh chóng khiến ông Kim có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim mạch.



Một nguồn tin giấu tên ở Bình Nhưỡng cho biết: “Sau vụ thanh trừng người chú Jang Song-taek hồi tháng 12 năm ngoái, ông Kim đã thường xuyên bị trầm cảm. Để vượt qua những cơn trầm cảm này, ông Kim đã ăn uống rất nhiều khiến cân nặng tăng lên nhanh chóng.”

Nguồn tin này cho biết thêm: “Hôm 20/1, các bác sĩ Triều Tiên nhận ra rằng ông Kim không thể cử động tay trái một cách thoải mái, và tóc ông đang bị rụng nhiều. Họ đã chỉ định để ông đến nghỉ ngơi hàng tuần tại Viện Mansoomoogang.”

Viện Mansoomoogang được cố Chủ tịch Kim Jong-il lập ra vào thập niên 1970 để nghiên cứu các phương pháp giúp cha ông là lãnh tụ Kim Nhật Thành có cuộc sống trường thọ và khỏe mạnh.

Hồi đó, lãnh đạo Viện Mansoomoogang tuyên bố rằng mọi phương pháp của họ đều được chứng minh bằng khoa học, từ các thực đơn, phương pháp chế biến thực phẩm, đồ uống, thậm chí cả bao thuốc lá đều được xử lý đặc biệt dành riêng cho lãnh tụ Kim Nhật Thành.

Sau đó, các chuyên gia nghiên cứu ở viện này đã công bố báo cáo nói rằng nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành sẽ có cuộc sống trường thọ và khỏe mạnh đến năm 150 tuổi. Tuy nhiên, đến năm 1994, ông này qua đời ở tuổi 82.

Chủ tịch Kim Jong-il đã nổi giận ra lệnh giải tán viện nghiên cứu này và nói rằng “Chính những báo cáo láo của họ và sự thiếu quan tâm chăm sóc đã khiến cha ta phải chết.”

Tuy nhiên, vào năm 2012, ông Kim Jong-un đã cho mở lại viện này và mời hơn 400 chuyên gia y tế đến đây làm việc để đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho ông với mức độ an ninh cao nhất.



タグ:HQ Kim Jong-un

Kỳ hạm Mỹ đối mặt tàu chiến TQ trên Biển Đông

  Tàu chiến Trung Quốc xuất hiện trong khi tình hình Biển Đông đang căng thẳng.

Mới đây, Hải quân Mỹ cho biết tàu chỉ huy USS Blue Ridge thuộc Hạm đội 7 của họ đã giáp mặt với 2 tàu chiến Trung Quốc trên khu vực tranh chấp ở Biển Đông hôm 5/5.

Kỳ hạm USS Blue Ridge được biên chế vào Hải quân Mỹ từ năm 1970 với nhiệm vụ chính là hỗ trợ chỉ huy, điều khiển, thông tin liên lạc, công nghệ thông tin và tình báo cho các chỉ huy và ban tham mưu của Hạm đội 7 đóng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. USS Blue Ridge hiện đang được triển khai tại căn cứ hải quân Mỹ ở Yokosuka, Nhật Bản.

1399601420-1.jpg


Kỳ hạm USS Blue Ridge của Hải quân Mỹ



Website của Hải quân Mỹ cho biết 2 tàu chiến của phía Trung Quốc mà kỳ hạm USS Blue Ridge giáp mặt là tàu hộ tống lớp 054A mang tên Hành Thủy và tàu khu trục Lan Châu lớp 052C.

Trong quá trình giáp mặt, Hải quân Mỹ đã cho một chiếc trực thăng MH-60 Sea Hawk thuộc Phi đội Trực thăng Chiến đấu Biển 12 cất cánh từ tàu Blue Ridge để chụp ảnh 2 tàu chiến của Trung Quốc, và đăng tải những bức ảnh này trên website của hải quân.

Việc 2 tàu chiến Trung Quốc được điều đến khu vực tranh chấp trên Biển Đông diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc vừa tuyên bố sẽ hạ đặt giàn khoan khổng lồ HD-981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Động thái này của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của Việt Nam và phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.

1399601420-4.jpg


Ảnh chụp 2 tàu chiến Trung Quốc từ trực thăng MH-60 của Mỹ



Bộ Ngoại giao Mỹ đã gọi hành động này của phía Trung Quốc là “khiêu khích”, gây căng thẳng và nguy hiểm cho an ninh trong khu vực. Nhật Bản cho rằng việc Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn khoan vào vùng biển Việt Nam thể hiện thái độ ngày càng “hung hăng” của Bắc Kinh trong vấn đề tranh chấp chủ quyền.

Trung Quốc đã điều hơn 80 tàu các loại hộ tống giàn khoan này hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam, và họ còn liều lĩnh, mạnh động khi cho tàu đâm thẳng vào tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư của Việt Nam khiến một số kiểm ngư viên bị thương.

Hôm qua, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết đã phát hiện một tàu tuần tiễu tấn công nhanh và một tàu hộ vệ tên lửa Trung Quốc hoạt động tại khu vực giàn khoan HD-981 đặt trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Cảnh sát biển Việt Nam phát hiện tàu tuần tiễu tấn công nhanh mang số hiệu 753 của Trung Quốc và tàu hộ vệ tên lửa mang số hiệu 534 của Trung Quốc cách giàn khoan HD-981 khoảng 11 hải lý.

Việc Trung Quốc liên tục dồn tàu chiến xuống Biển Đông và xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để hộ tống giàn khoan trái phép nhằm đe dọa lực lượng thực thi công vụ của Việt Nam là một động thái manh động, nguy hiểm, gây căng thẳng cho tình hình.



Người nhà nạn nhân phà Sewol đòi tổng thống từ chức

   Chính phủ Hàn Quốc ngày càng bị chỉ trích về cách thức xử lý thảm họa Sewol.

Ngày 9/5, nhiều phụ huynh của các học sinh thiệt mạng trong thảm họa chìm phà Sewol hồi tháng trước đã tổ chức một cuộc biểu tình ngay tại dinh Tổng thống để đòi Tổng thống Park Geun-hye phải từ chức.

Với những tấm di ảnh của con trong tay, các bậc phụ huynh tiến tới gần dinh Tổng thống, nơi họ bị cảnh sát chống bạo động chặn lại, và họ ngồi bệt luôn xuống đường rồi la ó trong giận dữ.

Một người dùng loa phóng thanh nói lớn: “Hãy lắng nghe chúng tôi, Tổng thống Park. Chỉ cần cho chúng tôi 10 giây thôi. Tại sao các người lại cản đường chúng tôi. Tổng thống Park, xin hãy nghe chúng tôi!”

1399602955-2.jpg


Cảnh sát Hàn Quốc ngăn cản người biểu tình bên ngoài dinh Tổng thống



Chính phủ của Tổng thống Park Geun-hye đang phải đối mặt với làn sóng chỉ trích ngày càng tăng từ dư luận về cách thức xử lý vụ thảm họa chìm phà, và một số gia đình nạn nhân cho rằng lẽ ra nhiều học sinh đã được cứu nếu lực lượng cứu hộ phản ứng nhanh hơn.

Trong cuộc biểu tình này, các phụ huynh cho phóng viên xem những đoạn video trong điện thoại cho thấy các em học sinh vẫn vui vẻ trêu đùa nhau khi các em tìm cách leo lên sàn phà đang dựng đứng nhưng không được.

Thuyền trưởng phà Sewol đã ra lệnh cho các em ở nguyên trong cabin khi phà bắt đầu chìm, và các em đã phải trả giá bằng mạng sống của mình cho sự nghe lời đó.

Những đoạn video được khôi phục từ điện thoại của các em cho thấy những học sinh này vẫn trêu đùa với nhau bên trong cabin và so sánh chiếc phà với con tàu Titanic, mặc dù các em có rất nhiều thời gian để nhảy ra khỏi phà.

Trong khi đó, các công tố viên Hàn Quốc đang mở chiến dịch bắt giữ các thành viên của gia tộc chủ phà Sewol, và đang làm thủ tục để dẫn độ con trai của ông chủ phà từ Mỹ trở về Hàn Quốc.

Theo các điều tra viên, phà Sewol đã chở quá tải và chạy quá nhanh khi chuyển hướng khiến nó bị nghiêng và lật úp ở ngoài khơi biển Hoàng Hải, khiến hơn 300 người chết và mất tích, trong đó chủ yếu là học sinh và giáo viên của một trường trung học.

Hiện các công tố viên đang truy tìm con trai và con gái của ông Yoo Byung-un, người đứng đầu gia tộc sở hữu Công ty Hàng hải Chonghaejin điều hành phà Sewol. Chính phủ Hàn Quốc cũng bắt đầu quá trình tước giấy phép kinh doanh vận tải phà của công ty này.

Người con trai Yoo Hyuck-ki của ông Yoo Byung-un được cho là đang ở Mỹ và đã 3 lần không chấp hành lệnh triệu tập của cơ quan công tố, và các công tố viên Hàn Quốc quyết tâm làm tất cả những gì có thể để đưa người này ra thẩm vấn.

Yoo Hyuck-ki là một cổ đông lớn trong Công ty Hàng hải Chonghaejin, và cơ quan công tố Hàn Quốc đang hợp tác với FBI và Bộ An ninh Nội địa Mỹ để làm thủ tục dẫn độ ông này về nước.
フェミニーヌ




タグ:Sewol

Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: TQ dùng cường quyền áp đặt vô lối

  Việc chọn vị trí đặt giàn khoan nước sâu HD-981 của Trung Quốc là hết sức nham hiểm.

   Đó là nhận định của Thiếu tướng Lê Kế Lâm, Chuẩn đô đốc, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân Việt Nam, về hành động chủ động tấn công của các tàu bảo vệ giàn khoan HD-981 của Trung Quốc (TQ) đối với các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ trên vùng biển chủ quyền của mình.

Đây là mưu độc của TQ



Thiếu tướng Lê Kế Lâm phân tích: TQ đã bỏ ra cả tỉ USD để đóng giàn khoan dầu nước sâu HD-981 nhưng sau hai năm chưa biết đặt ở đâu, vì chưa có thời cơ thích hợp. Lần này, họ rất “khôn” trong chọn thời cơ thuận lợi cho việc đặt giàn khoan hòng áp đặt chủ quyền đối với vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Theo tướng Lâm, việc TQ đưa giàn khoan nước sâu HD-981 vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam là nhằm thực hiện nhiều âm mưu, trong đó âm mưu cố cựu là khẳng định “đường lưỡi bò” vô lý, bất hợp pháp mà họ luôn đeo đuổi bấy lâu nay. “Trong trường hợp họ đặt giàn khoan; áp đặt 'vùng cấm' ba hải lý và xua hàng chục tàu ra bảo vệ, nếu không ai lên tiếng, ngăn cản thì sẽ nghiễm nhiêm coi như vùng biển này thuộc về họ” - ông Lâm phân tích tiếp. Vì thế theo tướng Lâm, việc đặt giàn khoan vừa rồi chính là phép thử phản ứng và quyết tâm của Việt Nam cũng như dư luận quốc tế như thế nào; tính đoàn kết trong cộng đồng ASEAN ra sao...

1399602228-dam-tau1.jpg


Tàu bảo vệ giàn khoan HD-981 của TQ chủ động đâm, va vào tàu thực thi pháp luật của Việt Nam ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ảnh: TL



Thiếu tướng Lê Kế Lâm nhấn mạnh: Đây là âm mưu độc, cảnh báo đối với Việt Nam, khu vực cũng như thế giới về hành động ngang ngược của TQ không từ bất cứ thủ đoạn nào. Qua các âm mưu và hành động này, họ không còn úp mở gì về chính sách của “nước lớn” ngang ngược áp đặt cho các nước lân cận, theo cách riêng của họ. Việc họ chọn vị trí đặt giàn khoan cũng rất nham hiểm vì từ vị trí này họ sẽ chiếm đóng các vùng biển khác, rộng đường kiểm soát Thái Bình Dương và tiến ra Ấn Độ Dương...

TQ cố tình tạo ra căng thẳng



Từ việc nhìn sâu vào những mưu đồ trong hành động ngang ngược trên của TQ, Thiếu tướng Lê Kế Lâm nói rằng nhân dân, dân tộc Việt Nam trải qua nhiều cuộc chiến nên rất thấm thía giá trị của hòa bình, yên ổn phát triển. Tuy nhiên, với sự hung hăng và áp đặt đó, nhân dân Việt Nam đang bị buộc đặt vào thế phải đứng lên bảo vệ chủ quyền của mình. Thiết nghĩ ở cấp vĩ mô, lãnh đạo hai nước cần ngồi lại để có cách hành xử phù hợp.

Riêng Việt Nam cần tỉnh táo, không để rơi vào bẫy khiêu khích. Đồng thời, phải chứng minh cho thế giới thấy hành động của TQ là ngang ngược, cố tình tạo ra căng thẳng. “Nếu các ông (tức TQ - PV) tôn trọng những giá trị đã xây dựng được trong quan hệ thực sự của hai nước từ bấy lâu nay thì phải rút giàn khoan về đi” - tướng Lâm nói và cho rằng trong trường hợp TQ muốn thăm dò dầu khí thì cần phải có sự bàn bạc, thống nhất với phía nắm giữ chủ quyền là Việt Nam. Trên cơ sở đó nếu hợp lý và đồng thuận thì mới triển khai.

Tướng Lâm cũng đề nghị cần tuyên truyền cho ngư dân thấy hành động cản trở của TQ trên biển là phi lý, cần phải lên tiếng đấu tranh một cách mạnh mẽ. Đồng thời cần xác định con đường đấu tranh là lâu dài, dù phải chịu nhiều thiệt hại nhưng giá trị chủ quyền biển đảo là vô cùng thiêng liêng, là giá trị cốt tử để lại đời đời cho thế hệ con cháu mai sau. “Tất nhiên, cũng cần cảnh giác những cái 'đầu nóng' có thể sẽ sẵn sàng dùng vũ lực để áp đặt chỉ vì lợi ích kinh tế trước mắt. Trong tình huống ấy ta cũng phải chuẩn bị các phương án phù hợp, thích ứng để đáp trả mạnh mẽ” - tướng Lâm nói.




タグ:TQ đô đốc

2014年05月08日

Nhật Bản: TQ phải chấm dứt khiêu khích ở Biển Đông

Nhật Bản mạnh mẽ phản đối cách hành xử hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Ngày 8/5, Nhật Bản tuyên bố họ “quan ngại sâu sắc” trước cách hành xử hung hăng của Trung Quốc trên vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời hối thúc Bắc Kinh chấm dứt các hành động “khiêu khích”.

Phát ngôn viên chính phủ Nhật Bản nói: “Chúng tôi quan ngại sâu sắc trước sự gia tăng căng thẳng khu vực với các hành động hạ đặt giàn khoan đơn phương của phía Trung Quốc trên Biển Đông.”

Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga tuyên bố trước các phóng viên ở Tokyo: “Chúng tôi đặc biệt quan ngại trước các thông tin cho biết nhiều tàu công vụ của Việt Nam bị hư hại và nhiều kiểm ngư viên bị thương. Chúng tôi coi vụ việc này là một trong những hành động khiêu khích đơn phương của Trung Quốc trên biển.”

1399533910-1.jpg


Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga



Ông Suga nói rằng Trung Quốc cần phải giải thích với Việt Nam và cộng đồng quốc tế về cơ sở cho hành động của mình, và Nhật Bản kiên quyết yêu cầu Trung Quốc kiềm chế các động thái khiêu khích và “hành động có chừng mực”.

Tuyên bố này của Nhật Bản được đưa ra trong bối cảnh Việt Nam vừa tố cáo tàu hải cảnh Trung Quốc có hành vi hung hăng dùng vòi rồng tấn công và đâm thẳng vào tàu công vụ Việt Nam ở gần giàn khoan mà Trung Quốc ngang ngược kéo vào vùng biển của Việt Nam.

Căng thẳng trên Biển Đông gia tăng một cách nhanh chóng từ tuần trước sau khi Bắc Kinh đơn phương tuyên bố sẽ kéo giàn khoan khổng lồ HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để khoan thăm dò dầu khí, một động thái được Mỹ mô tả là “khiêu khích”.

1399533910-2.jpg

Tàu Trung Quốc bắn vòi rồng vào tàu công vụ Việt Nam



Để bảo vệ quyền chủ quyền và quyền tài phán chính đáng của mình, Việt Nam đã triển khai tàu kiểm ngư, cảnh sát biển tới khu vực trên sau khi Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc phát cảnh báo hàng hải trên website cấm toàn bộ tàu thuyền đi qua vị trí của giàn khoan HD-981.

Đây là một trong hàng loạt hành động ngang ngược của Trung Quốc trong các khu vực tranh chấp chủ quyền ở châu Á. Tại vùng biển Đông Hải, nhóm đảo Senkaku trở thành tâm điểm tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản, và Bắc Kinh thường xuyên điều tàu cảnh sát biển dưới sự hộ tống của tàu hải quân tiến sát tới nhóm đảo này để thách thức lực lượng bảo vệ đảo của Nhật Bản.

Sự hung hăng của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo đã buộc Nhật Bản phải tăng cường sức mạnh quân sự và khả năng phòng thủ của mình, một động thái được nhiều nước châu Á hoan nghênh và coi như một đối trọng trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.



×

この広告は30日以上新しい記事の更新がないブログに表示されております。