アフィリエイト広告を利用しています
プロフィール
最新記事
<< 2014年05月 >>
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
検索
タグクラウド

広告

この広告は30日以上更新がないブログに表示されております。
新規記事の投稿を行うことで、非表示にすることが可能です。
posted by fanblog

2014年05月02日

Nửa đêm, chém bố bạn gái nhập viện

Sau khi “chén chú chén anh” với đám bạn, Nguyễn Ngọc Sỹ tới nhà bạn gái chơi nhưng bố bạn gái thấy mùi rượu nên đã khuyên về nghỉ. Nghĩ bị ngăn cấm, Sỹ liền lấy dao đâm chém bố bạn gái là trưởng công an xã nhiều nhát ở vùng mặt.
Sáng 2-5, thông tin từ Công an huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cho biết cơ quan này đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Hoàng Ngọc Sỹ (21 tuổi, trú tại xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) về tội “cố ý gây thương tích”.

Theo điều tra, vào khoảng 23 giờ ngày 30-4, sau khi đi nhậu với đám bạn, Nguyễn Ngọc Sỹ đến nhà bạn gái là chị Nguyễn Thị Ng. (trú cùng thôn) chơi.

Bố của Ngân là ông Nguyễn Đình T. (SN 1965) thấy đã khuya và Sỹ có hơi men nên khuyên đi về nhà nghỉ ngơi, hôm sau qua chơi.

Tuy nhiên, Sỹ không nghe lời và cho rằng ông T. cố ý ngăn cản chuyện tình cảm của mình với Ng. nên đã lớn tiếng chửi bới. Nhìn thấy con dao nhọn để ở bên tường, Sỹ cầm lấy rồi đâm chém liên tiếp vào mặt ông T. trước sự ngỡ ngàng của mọi người.

Sau khi gây án, Sỹ đã bỏ trốn khỏi hiện trường. Ông T. được mọi người đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh với nhiều vết thương trên mặt.

Nhận được tin báo về vụ đâm chém, ngay trong đêm, lực lượng chức năng đã truy bắt đối tượng Nguyễn Ngọc Sỹ.

Được biết, ông Nguyễn Đình T. hiện là Trưởng công an xã Cẩm Sơn.





[Shock] TQ: Mẹ nhẫn tâm ném 2 con vào gầm xe tải

Ngày 2/5, báo chí Trung Quốc đưa tin một phụ nữ ở thành phố Cixi, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đã bị cảnh sát bắt giữ vì tội giết người sau khi cô này tìm cách ném hai đứa con nhỏ tuổi của mình vào gầm xe tải.

Theo các nhân chứng có mặt tại hiện trường, trước khi vụ việc xảy ra, người phụ nữ 33 tuổi tên là Hu Chen này đã có một cuộc cãi nhau kịch liệt với chồng. Ngay sau đó, cô này bế 2 đứa con một tuổi và sáu tuổi ra khỏi nhà.

Cô này đã tới một cửa hàng tạp hóa gần nhà để mượn một chiếc kéo, nhưng bị người chủ cửa hàng từ chối. Ngay sau đó, cô ta nhẫn tâm ném đứa con gái nhỏ mới một tuổi vào gầm chiếc xe tải đang chạy trên đường, khiến đứa trẻ thiệt mạng tại chỗ.
1399002238-2.jpg
Tài xế không kịp phanh khi đứa trẻ một tuổi bị mẹ ném ra giữa đường


Trong lúc mọi người còn đang bàng hoàng, Hu Chen tiếp tục bế đứa con trai 6 tuổi lên và ném ra giữa đường trong lúc xe cộ qua lại nhộn nhịp. Rất may là có một người qua đường đã dũng cảm lao ra giữa dòng xe để xốc đứa trẻ lên và bế vào vệ đường an toàn. Đứa trẻ này chỉ bị vài vết xây xước nhẹ.

Tài xế chiếc xe tải tên là Yul Tsui đã cố gắng hết sức có thể để đạp phanh khi nhìn thấy bé gái một tuổi bị ném ra giữa đường, nhưng đã quá muộn.

Chiếc xe tải nặng 40 tấn đã chèn qua người đứa bé trong cơn tuyệt vọng của tài xế. Sau khi tai nạn xảy ra, ông này đã nhảy xuống xe, quỳ xuống bên xác đứa bé và cầu nguyện.

Một nhân chứng cho biết tài xế xe tải đã khóc lóc thảm thiết khi cầu nguyện cho bé gái này. Nhân chứng này nói: “Thật là một cảnh tượng thương tâm. Người mẹ đó đã đang tâm ném con vào gầm chiếc xe tải đang chạy mà không hề có một lời cảnh báo nào. Người tài xế không thể dừng lại kịp”.

Nếu bị phán quyết là đã sát hại đứa con do mình đẻ ra, người mẹ nhẫn tâm này có thể sẽ phải chịu mức án tử hình.





Manh mối mới về nguyên nhân khiến tàu Sewol đắm

Giới chức Hàn Quốc xác nhận họ không thấy ốc vít và ốc nón trong khoang hàng hóa của tàu Sewol trong quá trình điều tra vụ tai nạn.

Các nhà điều tra vụ tàu Sewol chìm không thấy ốc nón - loại ốc để giữ các thùng hàng cố định - và ốc vít trong khu vực hàng hóa của tàu. Người ta thường dùng các loại dây thép buộc vào các ốc vít để giữ hàng không xê dịch trong quá trình vận chuyển. Các thùng chỉ được buộc với nhau bằng dây thừng nên khi tàu mất cân bằng, hàng hóa tách khỏi nhau và xê dịch, Korea Herald đưa tin.

Trước đó, giới truyền thông đưa tin cú rẽ bất ngờ tại vùng nước nguy hiểm khiến tàu mất cân bằng và là một trong những nguyên nhân gây thảm họa.
1398997746-11.jpg
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm nạn nhân xung quanh khu vực tàu Sewol chìm ngày 1/5.


Trong một diễn biến khác, hôm qua cảnh sát khám xét 10 địa điểm liên quan đến ông Yoo Byung Eon, chủ công ty sở hữu tàu Sewol. Địa điểm gần đây nhất mà họ kiểm tra là nhà và văn phòng của Byun Ki Choon và Hwang Ho Eun, hai nhân vật điều hành công ty của gia đình Yoo.

Tính đến sáng 2/5, tổng số người chết trong thảm họa đã lên tới 226 người. Hôm qua, một ngư dân Hàn Quốc thấy một thi thể hành khách tại vị trí cách nơi tàu đắm khoảng hai km. Sự kiện này khiến nhiều người lo ngại xác nạn nhân khác có thể trôi xa hiện trường.

"Điều này khiến chúng tôi nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc không để bị mất các thi thể nạn nhân", Park Seung Ki, người phát ngôn của Bộ Đại dương và Ngư nghiệp Hàn Quốc, cho hay.



Lực lượng cứu hộ đã thả hàng loạt tấm lưới xung quanh khu vực tàu Sewol từ nhiều ngày trước. Tuy nhiên, tới nay các thợ lặn vẫn chưa thể tiếp cận 22 trên tổng số 66 cabin trong tàu Sewol. Hôm nay, gió mạnh, thủy triều dâng cao và các dòng hải lưu chảy xiết tiếp tục gây khó khăn cho các thợ lặn trong cuộc tìm kiếm. Nhiệt độ khu vực tàu chìm cũng giảm xuống 12,9 độ C.

Thuyền trưởng tàu Sewol và 14 thành viên thủy thủ đoàn đã bị bắt giữ để điều tra. Chủ sở hữu tàu đang trở thành tâm điểm của cuộc điều tra mở rộng. Tuy nhiên, phần lớn những lời chỉ trích công khai đang nhằm vào chính phủ Hàn Quốc. Nhiều quan chức bị cho là không có phản ứng cứu hộ kịp thời.

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye hôm 29/4 xin lỗi công chúng do phản ứng ban đầu của chính phủ còn yếu kém trong vụ chìm tàu làm hơn 300 người chết và mất tích.







Số người chết trong vụ chìm phà tăng lên 226

Vẫn còn 76 nạn nhân mất tích và nhiều người lo ngại rằng có thể những người này đã bị nước cuốn trôi.

Trong sáng nay, đội tìm kiếm nạn nhân xấu số trên chiếc phà chìm ngoài khơi bờ biển phía Tây Nam Hàn Quốc đã vớt thêm được 5 thi thể, nâng tổng số người chết trong vụ chìm phà thảm khốc lên con số 226. Hiện vẫn còn 76 người mất tích và công tác tìm kiếm vẫn đang được tiến hành khẩn trương.

Yonhap đưa tin, trong số 5 thi thể được trục vớt sáng nay, các nhân viên cứu hộ đã tìm thấy một thi thể nạn nhân vụ chìm phà Sewol cách xa hiện trường 4 km. Trong ngày hôm qua, đội thợ lặn đã vớt được một thi thể nam sinh ở vùng biển khác xa so với vị trí chiếc phà bị chìm. Điều này làm dấy lên những lo ngại rằng các dòng chảy mạnh có thể đã cuốn trôi nhiều thi thể đi xa khỏi chiếc phà chìm.
1397635049-3.jpg
Đến hôm nay, công tác cứu hộ vẫn đang được tiến hành khẩn trương do lo ngại những nạn nhân còn lại có thể đã bị nước cuốn trôi


Hôm qua, đội cứu hộ của Hàn Quốc đã tìm kiếm tầng 4 và tầng 5 và hành lang con phà Sewol. Tuy nhiên, tại khu vực xảy ra vụ tai nạn chìm phà, do dòng nước chảy xiết đã gây nhiều khó khăn cho công việc tìm kiếm thi thể người mất tích. Lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc vẫn đang xem xét cách để cố gắng ngăn chặn các thi thể đang mất tích bị chìm xuống sâu do dòng chảy mạnh.

Ngoài 174 người được cứu sống đúng hôm chiếc tàu chìm thì chưa có thêm người sống sót nào được tìm thấy.

Có tổng cộng 476 người có mặt trên chiếc phà Sewol trọng tải 6.825 tấn bị chìm ngoài khơi bờ biển Tây Nam Hàn Quốc, trong đó hầu hết là các học sinh của một trường trung học gần Seoul đang trên đường đi từ Incheon đến đảo Jeju trong một chuyến du lịch thực tế hôm 16/4.

Hơn 80% trong số khoảng 300 người chết và mất tích là các học sinh một trường trung học ở Ansan, phía nam Seoul. Vụ chìm phà Sewol là một trong những thảm họa hàng hải tồi tệ nhất ở Hàn Quốc trong vài thập kỷ qua.
ZIGEN オールインワンフェイスジェル



Đột tử trên máy bay - chuyện hy hữu phải giấu kín

Nhắc đến những câu chuyện và tình người trên máy bay, đoàn tiếp viên của hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific không thể quên chuyện một em bé chào đời trên máy bay và một hành khách đột tử….

Ba năm trước, chị Phan Thị Hoàng Quyên, tiếp viên trưởng trên chuyến bay BL520 của Jetstar Pacific (JP), đã tham gia đỡ đẻ bé Phạm Tuấn Vũ - ca sinh đầu tiên trên máy bay tại Việt Nam. Đúng 1 năm sau, chị Quyên gặp lại gia đình bé Vũ về quê ăn Tết trên chuyến bay của JP nhưng gia đình bé mới là người nhận ra chị trước.

Ca đỡ đẻ hy hữu…

11 giờ 30 phút ngày 16/1/2011, chị Nguyễn Thị Lập (27 tuổi, quê Hà Tĩnh) cùng chồng là anh Phạm Thành Chung đi máy bay của JP về quê ăn Tết. Khi máy bay đang chuẩn bị rời đường băng thì chị Lập kêu đau bụng. Theo nguyên tắc, lúc này mọi hành khách, tiếp viên trên máy bay sẽ dừng mọi hoạt động và chỉ đội bay, cơ trưởng tập trung cho việc cất cánh. Tuy nhiên, nhận thấy tình trạng chị Lập kêu đau bụng dưới và thai nhi đã ở tuần thứ 32 là rất nguy hiểm, chị Phan Thị Hoàng Quyên lập tức thông báo cho cơ trưởng để xử lý tình huống.
1399020281-39e812maybay.jpg
Các tiếp viên hàng không chuẩn bị lên máy bay làm nhiệm vụ


“Cơ trưởng quyết định quay máy bay về lại điểm đỗ ở sân bay Tân Sơn Nhất nhưng chỉ 2 phút sau, chồng chị Lập la lớn khi nhìn thấy đầu em bé, mọi người càng hoảng. Quá bất ngờ nhưng chúng tôi cố gắng giữ bình tĩnh với suy nghĩ duy nhất lúc đó là làm sao để chị Lập sinh con được an toàn. Các tiếp viên trấn an hành khách, hướng dẫn chị Lập không hoảng sợ và thở đều. Một bác sĩ đi cùng chuyến bay giúp đưa em bé ra ngoài an toàn” - chị Quyên nhớ lại.

Theo các tiếp viên trên chuyến bay, từ lúc vị khách nữ kêu đau bụng đến khi em bé chào đời chỉ khoảng 3-5 phút. Khi mẹ tròn con vuông, cả phi hành đoàn mới thở phào nhẹ nhõm. Và lần đầu tiên các tiếp viên nữ tham gia ca đỡ đẻ hy hữu như vậy! Thời điểm đó, chỉ cần quyết định và thông báo cho cơ trưởng chậm một phút sẽ rất nguy hiểm vì máy bay cất cánh phải mất 40 phút sau mới có thể hạ cánh ở sân bay Vinh. Chưa kể, trong điều kiện không gian hẹp giữa các hàng ghế ngồi, áp suất trên máy bay cũng là trở ngại trong việc đỡ đẻ cho sản phụ…

Đúng một năm sau, trong lúc đang làm nhiệm vụ trên một chuyến bay từ TP HCM đi Vinh, chị Quyên ngẩn người khi nghe tiếng gọi từ 2 vị khách cùng một bé trai. “Thật bất ngờ! Đó chính là bé Vũ - vị khách nhỏ sinh ra trên máy bay năm trước và gia đình. Cha mẹ bé Vũ nhận ra tôi rồi gọi khiến tôi vui mừng và cảm thấy đúng là cái duyên. Bé Vũ kháu khỉnh, khỏe mạnh. Chúng tôi chụp hình chung, mua bánh cho bé ăn. Đỡ đẻ trên máy bay đã là đáng nhớ, gặp lại gia đình họ cũng trên chuyến bay của JP thật sự là kỷ niệm khó quên trong đời tiếp viên của tôi” - chị Quyên nói.

“Cô ơi, mong cô sống lại!”

Khi được hỏi về những sự việc đáng nhớ, cả đáng tiếc, các tiếp viên của JP kể lại câu chuyện về hành khách nữ 45 tuổi đột tử khi máy bay đang bay sau những nỗ lực cấp cứu và cả cầu nguyện của đoàn bay…

Giữa tháng 11/2012, một nữ hành khách cùng người nhà trên chuyến bay từ TP HCM về quê Hải Phòng. Khi máy bay cất cánh được khoảng 1 giờ thì hành khách kêu mệt, tiếp viên vội ngả lưng ghế, vặn van gió và động viên tinh thần cho hành khách. “Một lúc sau, vị khách cảm thấy khó thở, có lẽ người nhà đi cùng biết rõ bệnh tình nên họ không gây náo loạn. Đến khi lay người không thấy phản ứng, tiếp viên liền làm công tác xử lý sự cố với mọi biện pháp có thể, cả hà hơi thổi ngạt” - chị Nguyễn Thị Tuyết Lan, nhóm trưởng tiếp viên JP, nhớ lại.
1399020281-94dff3maybay1.jpg
Tiếp viên kiểm tra lại giá để hành lý của khách trước khi máy bay cất cánh


Ngay khi sự cố xảy ra, các tiếp viên cũng đã vội thông báo trên loa và có 2 bác sĩ đi cùng chuyến bay hỗ trợ sơ cứu cho hành khách nhưng cô ta không qua khỏi. Trên máy bay có một bộ “doctor kit”, chỉ được phép của cơ trưởng và bác sĩ trên chuyến bay (có giấy tờ chứng minh) mới được sử dụng. Khi bác sĩ khám mới biết hành khách đã qua đời. Trong lúc đau buồn nhưng người nhà cũng cảm ơn đoàn bay và bác sĩ vì đã làm hết sức mình.

“Lúc ấy, các tiếp viên chỉ biết cứu người, hà hơi thổi ngạt, rơi nước mắt rồi luôn miệng “cô ơi, mong cô sống lại!”. Chuyến bay đó, tiếp viên trưởng mới lên được 6 tháng nhưng xử lý tình huống rất tốt. Khi hành khách nữ qua đời chỉ đoàn bay và người nhà biết, các hành khách còn lại vẫn không hay biết gì bởi nếu xử lý không khéo sẽ gây tâm lý bất an cho các hành khách khác. Đến giờ, mỗi khi lên chuyến bay, các tiếp viên vẫn cầu nguyện cho cô” - chị Tuyết Lan cho biết.
育毛サプリメント



痛いニュース

Bệnh "lạ" tái xuất là do… gạo có độc tố

Qua xét nghiệm phát hiện các mẫu gạo, lúa của dân ở vùng "bệnh lạ" Quảng Ngãi có hàm lượng độc tố aflatoxin cao gấp 25 lần tiêu chuẩn cho phép.

Gạo mốc, có độc tố

Liên quan đến căn bệnh “lạ" ở Quảng Ngãi làm 232 trường hợp mắc bệnh và 14 trường hợp tử vong, cơ quan chức năng cho hay qua xét nghiệm được lấy ở vùng tái phát hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân tại hai xã Ba Điền và Ba Nam (huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi).
1399006922-1399003036-gao1.jpg
Mẫu gạo được cho đã bị nhiễm độc tố Aflatoxin


Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi vừa thông báo kết quả kiểm nghiệm của Viện Vệ sinh-Y tế công cộng TP.HCM về các mẫu gạo người dân vùng hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân (dân gọi là bệnh “lạ”) ở huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi sử dụng.

Theo đó, phát hiện có độc tố aflatoxin trong các mẫu gạo, lúa của dân ở những nơi xuất hiện bệnh này, hàm lượng cao gấp 25 lần so với mức quy chuẩn.

Đáng lo ngại là trong số 10 mẫu gạo, lúa được kiểm nghiệm đều nhiễm nấm mốc và độc tố nấm mốc aflatoxin G1, B1, G2 và B2.

Theo các chuyên gia hóa học, độc tố aflatoxin là một trong những tác nhân gây tổn hại đến gan, nội tạng nếu sử dụng quá mức cho phép có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Nước xuất khẩu gạo hàng đầu, dân phải ăn gạo mốc để dính bệnh "lạ"

Trước đó, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) giám sát tại xã Ba Nam, huyện Ba Tơ cho biết hầu hết người dân trong xã có thói quen sử dụng gạo ủ; 7/9 hộ được kiểm tra có lúa bị ẩm, mủn, vón cục, đóng thành mảng có mốc trắng; gạo được xay từ lúa ủ, sẫm màu, mủn, có nhiều hạt đen, hạt mốc.
1399006922-1399003036-benh-la1.jpg
Một bệnh nhân nghi mắc bệnh lạ


Điều đáng nói là, căn bệnh "lạ" thế giới chưa đâu gặp phải do ăn gạo mốc, lại xuất hiện ở một quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất nhì thế giới, và gạo cũng thuộc loại rẻ nhất thế giới.

Thực tế cho thấy gạo nhiều, giá rẻ là vậy nhưng những hình ảnh người dân vùng sâu, vùng xa liên tục thiếu đói phải xin trợ cấp, phải ăn khoai, ăn sắn thay cơm lại chẳng xa lại gì. Vậy nên có nơi dân phải ăn gạo mốc cũng là chuyện dễ hiểu.

Anh Phạm Văn Trói, 37 tuổi, ở thôn Làng Rêu, xã Ba Điền, huyện Ba Tơ, bệnh nhân vừa tái phát bệnh "lạ" được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện cho biết: “Ăn gạo trắng hoài không sao, nhưng ăn lại gạo cũ thì bị bệnh lại. Sau khi gặt lúa, thì tôi phơi rồi mới bỏ vào bao cất. Nhưng chắc để lâu quá nên gạo bị ẩm rồi mốc luôn”.

Theo ông Phạm Văn Bút, Chủ tịch UBND xã Ba Điền, vài tháng trở lại đây do ngưng cấp gạo trắng nên nhiều hộ dân vùng bệnh lạ quay trở lại ăn gạo cũ không được phơi và bảo quản cẩn thận nên phần lớn bị mốc.

Được biết, hiện ngành y tế Quảng Ngãi đang phối hợp với địa phương thu hồi lượng gạo mốc và xin hỗ trợ gạo trắng cho người dân sử dụng.

Hội chứng viêm da, dày sừng bàn tay, bàn chân được ghi nhận từ ngày 19/4/2011 tại xã Ba Điền, huyện Ba Tơ. Tính đến cuối tháng 4/2014, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã ghi nhận 232 trường hợp tại hai huyện Ba Tơ và Sơn Hà. Tử vong 14 trường hợp có hồ sơ bệnh án.
秘密のシャンプー




Xót xa 2 em bé ngủ dưới sàn nhà chờ bến xe

Nửa đêm tại bến xe Miền Đông (TP.HCM), giữa dòng người vật vã chờ xe về quê nghỉ lễ 30/4 và 1/5, có 2 đứa trẻ nằm ngủ ngon lành dưới sàn nhà chờ, khiến nhiều người xót xa.
1399019450-a.jpg
Giữa đêm 29/4, tại khu vực nhà chờ khu B, bến xe Miền Đông, nhiều hành khách đang vật vã ngồi chờ xe xuất bến để về quê nghỉ lễ không khỏi thương cảm khi thấy một em bé nằm ngủ trên sàn nhà chờ trong cơn mưa đêm. Chị Tâm, một hành khách, cho biết: "Đứa trẻ nằm ngủ cả giờ rồi nhưng không thấy người nhà bên cạnh, tôi thấy quá xót xa và bức xúc cho người cha mẹ nào để con giữa bến xe thế này".

1399019450-a1.jpg
Qua tìm hiểu từ một số người bán hàng tại đây, chúng tôi được biết em bé là con trai, khoảng 5 tháng tuổi, con của một người tên Ái, quê Quảng Ngãi (ảnh) - người này bị tâm thần, chồng bỏ. "Từ 2 tháng nay, chị này đem đứa bé tới đây, để nằm giữa sàn. Sau đó chị đi loanh quanh, ngồi xem ti vi rồi ca hát. Chứng kiến hàng ngày, chúng tôi và hành khách xót xa lắm, nhiều người cho sữa, nước... không thì đứa bé chết đói mất. Những ai tiếp cận hay bế đứa bé, chị ta sẽ mắng chửi. Chúng tôi mong em bé được đưa vào trung tâm nuôi trẻ mồ côi", một người bán hàng trong bến xe cho biết.

1399019450-a2.jpg
Cũng tại lối ra vào khu B của bến xe, giữa đêm khuya một phụ nữ khác để đứa bé hơn 2 tháng tuổi nằm ngủ trên chiếc bìa carton dưới sàn nhà chờ. Người này cho biết quê ở Bình Thuận, do chồng hay đánh đập nên sau khi sinh, chị mang con ra bến xe ngồi xin tiền. Không có tiền thuê nhà trọ nên phải ngủ ở bến xe hàng đêm.
男前の肌を作る男性用の洗顔石けん「BUSO」



Tìm thấy mảnh vỡ MH370 ở ngoài khơi Việt Nam?

Một nhà khảo cổ hàng hải người Anh khẳng định đã nhìn thấy mảnh vỡ của MH370 ngoài khơi bờ biển Việt Nam.
Chiếc máy bay số hiệu MH370 khởi hành từ Kuala Lumpur vào lúc 0 giờ 40 phút ngày 8/3 (theo giờ Malaysia) để tới Bắc Kinh, mang theo 227 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn. Khi đạt tới độ cao 10.000m, máy bay ngừng liên lạc với trung tâm điều khiển bay lúc 1 giờ 21 phút ngày 8/3 ở vùng biển tiếp giáp giữa Việt Nam và Malaysia.
1399010672-1.jpg
Nhà khảo cổ học người Anh Tim Akers tuyên bố đã nhìn thấy mảnh vỡ MH370 ở ngoài khơi Việt Nam


Trong cuộc họp báo tối 24/3, Thủ Tướng Malaysia, ông Najib Razak, đã đưa ra tuyên bố cuối cùng, chiếc máy bay mang mã hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines đã rơi xuống Nam Ấn Độ Dương và không một ai sống sót.

Tuy nhiên, đến tận bây giờ người ta vẫn chưa thể tìm ra bất kỳ manh mối nào của chiếc máy bay mất tích cho dù một chiến dịch tìm kiếm quy mô lớn, được đánh giá tốn kém nhất trong lịch sử hàng không đã và đang được triển khai.

Tuy nhiên, mới đây, một nhà khảo cổ học người Anh đã tuyên bố tìm thấy chiếc máy bay mất tích ở vị trí cách 3.000 dặm so với nơi các nhà chức trách đang tìm kiếm.
1399010672-2.jpg
Hình ảnh vệ tinh cho thấy mảnh vỡ bên cạnh dàn khoan dầu có thể là của MH370

Tim Akers, 56 tuổi, một nhà khảo cổ hàng hải người Anh, chính ông là người đã tìm ra mảnh vỡ của tàu HMAS Sydney của Úc trong Thế chiến II tại đáy Ấn Độ Dương.

Ông Akers tuyên bố, phần đuôi, cánh và các mảnh vỡ khác của chiếc máy bay mất tich MH370 rơi ngoài khơi Việt Nam – cách điểm cất cách Kuala Lumpur hơn 1.600km.

Công bố của ông Akers cũng gần với khẳng định từ cựu phi công Mỹ Michael Hoebel (ở New York) không lâu trước đó nói rằng ông đã tìm thấy mảnh vỡ của MH370 tại bờ biển Thái Lan.
1399010672-3.jpg
Ông đã sử dụng hình ảnh vệ tinh từ vệ tinh NASA và Google Earth để tìm kiếm tung tích MH370

Ông Akers, người đã có nhiều năm nghiên cứu vùng biển của Úc tại thành phố Perth cho biết, mảnh vỡ của chiếc máy bay ở gần nơi mà chính phủ Việt Nam nhận được một báo cáo từ các công nhận dầu mỏ về việc nhìn thấy một chiếc máy bay cháy đang rơi.

Ông nhận định rằng chiếc máy bay MH370 mất tích ở Biển Đông là hợp lý hơn so với vùng biển phía Nam Ấn Độ Dương.

Theo các hình ảnh ông Akers nhận được từ vệ tinh, những mảnh vỡ vị nhà khảo cổ này tìm được là phần đuôi, cánh và một số mảnh vỡ khác.

“Vật liệu duy nhất có thể đưa ra tín hiệu ngẫu nhiên, dai dẳng và có nhiều màu sắc là các mảnh vỡ trong thảm họa động đất, sóng thần ở Ấn Độ Dương hồi năm 2004, hiện vẫn còn nằm trong hải lưu của vùng biển này”, chuyên gia này lập luận.

“Vụ động đất ở Nhật cũng có cùng cường độ và mảnh vỡ phát sinh từ vụ này vẫn đang trôi nổi trên khắp Thái Bình Dương. Những mảnh vỡ này cũng sẽ xuất hiện trên màn hình radar rà soát mặt biển”, theo ông Akers.

Ông nói: "Đã có rất nhiều mảnh vỡ được tìm thấy ở vùng biển phía Nam Ấn Độ Dương tuy nhiên cho đến nay chưa có bất cứ một mảnh vỡ nào được chứng minh là của chiếc máy bay MH370. Đây chính là một minh chứng cho thấy rằng chiếc máy bay không rơi ở Ấn Độ Dương".
1399010672-4.jpg
Ông kết luận rằng chiếc máy bay mất tích ở Biển Đông là hợp lý hơn so với vùng biển phía Nam Ấn Độ Dương.


Ông cho biết thêm: "Việc cựu phi công Mỹ nhìn thấy mảnh vỡ chiếc máy bay ở Thái Lan đã hỗ trợ cho việc tìm kiếm của tôi vì chiếc máy bay có thể bị nổ sau đó và xuất hiện mảnh vỡ ở gần Việt Nam".

Ông Akers đã sử dụng phương pháp tìm kiếm “kết hợp hình ảnh từ các bộ phận khác nhau của quang phổ ánh sáng. Sử dụng phần mềm tự phát triển, có thể nhìn được sâu tới 10.000 feet dưới biển”.

Bằng cách xử lý dữ liệu từ hình ảnh vệ tinh từ vệ tinh NASA và Google Earth, ông tuyên bố rằng ông đã nhìn thấy vị trí chiếc máy bay đang mất tích bí ẩn yên nghỉ.
1399010672-5.jpg

Trước đó, Michael Hoebel, 60 tuổi, cựu phi công ở New York, Mỹ cho biết, ông đã phát hiện hình ảnh chiếc máy bay gặp nạn sau khi dò tìm hàng nghìn bức ảnh vệ tinh trên mạng.

Ông Hoebel nói ông đã nghiên cứu hàng giờ các ảnh vệ tinh từ trang web chia sẻ hình ảnh chụp từ vệ tinh TomNod.com và ông đã bị sốc khi phát hiện ra mảnh vỡ máy bay nghi của chiếc máy bay mất tích cách đây 2 tháng của hãng hàng không Malaysia Airlines ở vịnh Thái Lan.






Bộ trưởng Tiến: “Thời điểm này, tôi không thể từ chức”

Tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ chiều tối 29/4, PV đặt câu hỏi đến Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: “Cũng là một người mẹ, đến bệnh viện nhìn thấy bệnh nhi và các bà mẹ đau đớn vì cái chết của những đứa con, bà cảm thấy thế nào? Trách nhiệm của Bộ trưởng ra sao? Đã bao giờ Bộ trưởng nghĩ đến từ chức?”.

Câu hỏi này đặt ra trong bối cảnh bệnh sởi bùng phát từ đầu năm đến nay làm 128 trường hợp tử vong do sởi và các bệnh liên quan đến sởi.

Trả lời câu hỏi câu hỏi trên của PV, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, đây là câu hỏi rất thẳng thắn, đúng là câu hỏi của người phụ nữ có con.

“Cũng là người mẹ, từ đáy lòng mình tôi xin chia buồn sâu sắc đến các bà mẹ. Cá nhân tôi rất yêu trẻ con… Đến bệnh viện có khoa nhi, khoa sản, tôi chỉ muốn vào khoa sản để nhìn thấy các cháu nhỏ. Nỗi đau đó ai cũng thương xót”, Bộ trưởng Tiến nói.
1398777894-bo-truong1.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định: “Thời điểm này, tôi không thể từ chức”.


Nói về trách nhiệm, Bộ trưởng cho rằng, dù nguyên nhân khách quan, chủ quan, trực tiếp hay gián tiếp, dù ở cấp quản lý nào, nhưng đụng đến sức khỏe thì người đứng đầu ngành cũng có liên quan đến trách nhiệm. Đặc biệt, đụng đến trẻ con càng là nỗi đau day dứt.

Bà Tiến cho hay, qua những chuyện này, chúng tôi rút kinh nghiệm về truyền thông và trách nhiệm giảm tải để tránh lây chéo ở bệnh viện.

Nữ Bộ trưởng nói tiếp: “Về câu hỏi, bộ trưởng có nghĩ đến từ chức? Thật lòng, đến thời điểm này tôi không nghĩ đến từ chức ngay”.

Theo Bộ trưởng, lúc này không thể từ chức vì toàn ngành y tế đang tập trung tối đa nhất để giành giật sự sống cho các cháu… "Chúng tôi đi thăm các bệnh viện, nói với các bác sỹ bằng mọi cách hãy cứu lấy các cháu... Lúc này, toàn ngành chúng tôi, bất kể ngày đêm, kể cả ngày lễ đều phải làm việc, sáng mai đi kiểm tra. Sau cuộc họp này, chúng tôi lại họp tiếp, Ban chỉ đạo đang chờ chúng tôi ở nhà...”, Bộ trưởng nói.

"Chúng tôi đi TP.HCM, dịch sởi không nặng nhưng tay chân miệng có nguy cơ bùng phát cao… Trong hai năm qua chúng ta giảm bệnh dịch tốt nhất nhưng sợ quay lại. Bệnh dịch có chu kỳ, chúng tôi sợ chu kỳ đó quay lại. Đây là vấn đề trước mắt. Ngoài ra cũng còn nhiều việc khác ngành y phải làm...", bà Tiến nói thêm.

Bà Tiến chia sẻ, đây là ngành nhạy cảm đến sức khỏe, tính mạng người dân. Nhiệm vụ là giảm tải bệnh viện, xây bệnh viện vệ tinh, tổ chức mạng lưới bác sĩ gia đình, chuyển giao công nghệ để giảm đi nỗi khổ cho bệnh nhân… Thứ nữa là về bảo hiểm y tế toàn dân, vấn đề nhân lực y tế, tài chính y tế...

Bộ trưởng Tiến nói rằng, việc bổ nhiệm bộ trưởng là qua quá trình quy hoạch và công tác của Đảng, Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và được Quốc hội phê chuẩn... Ở vị trí này đặt quyền lợi của nhân dân lên, phấn đấu làm hết sức mình, với trách nhiệm và lương tâm và niềm đam mê nghề nghiệp để làm sao cống hiến được nhiều nhất.

“Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, nếu mình không đủ năng lực, trách nhiệm, niềm đam mê... Nếu theo cấp trên, theo quy trình của cán bộ, tôi không làm được nữa thì cũng nhẹ nhàng thanh thản, quay trở về với một công việc nào đó có ích nhất cho đời", bà Tiến phát biểu.

Cuối cùng, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến một lần nữa khẳng định: “Thời điểm này thì tôi không thể từ chức được”.
エルセーヌ



Giây phút hoảng loạn cuối cùng bên trong phà Sewol

Đoạn ghi âm tiết lộ giây phút hoang mang cực độ của học sinh mắc kẹt trên phà.
Trong những giờ phút cuối cùng trên chiếc phà Sewol đang chìm dần, các em học sinh hoang mang đến cực độ và liên tục hỏi nhau liệu họ có chết trong chiếc phà khi nước đang dâng dần lên hay không.

Ngày 27/4, những đoạn ghi âm được khôi phục từ điện thoại và những bức ảnh được đăng tải trên mạng xã hội của các nạn nhân đã phần nào làm sáng tỏ nỗi lo sợ tột cùng của các em trong giây phút cuối cùng trên chiếc phà định mệnh.
1398671403-2.jpg
Học sinh bám vào cửa sổ để không bị ngã lúc chiếc phà nghiêng hẳn sang một bên

Một cậu học sinh đã dùng điện thoại chụp ảnh cảnh tượng khủng khiếp khi bạn bè cậu mắc kẹt bên trong chiếc phà đang nghiêng dần, trong đó có nhiều người không mặc áo phao.

Cậu học sinh này đã đăng những bức ảnh đó lên mạng xã hội cùng dòng chú thích: “Chiếc phà đang chìm” vào hôm 16/4. Cho đến nay, thi thể của cậu cùng 114 người khác vẫn chưa được tìm thấy.

Hôm qua, một file ghi âm được lưu lại bên trong thẻ nhớ điện thoại của một học sinh thiệt mạng trong thảm họa đắm phà này đã ghi lại giọng nói đầy hoảng sợ và hoang mang của hành khách trên chiếc phà về cơ hội sống sót của họ khi chiếc phà nghiêng hẳn về một bên.

Chiếc điện thoại này cùng các vật dụng khác được thợ lặn mang lên bờ cùng với thi thể của cậu học sinh và được bàn giao cho bố của cậu. Thẻ nhớ trong điện thoại vẫn còn nguyên vẹn, và người bố này đã trao nó lại cho hãng tin JTBC của Hàn Quốc.

Trong đoạn ghi âm này, hành khách trên tàu dường như đều biết rằng chiếc phà đang bị nghiêng, và họ bảo nhau rằng lúc này rất khó di chuyển vì “nó nghiêng quá lớn”.
1398671403-4.jpg
Nhiều người vẫn chưa kịp mặc áo phao và đang cố chống lại sức nghiêng của phà


Một giọng nói khác gào lên: “Mẹ ơi, bố ơi! Còn em con thì sao?” Những học sinh khác dường như chưa nhận ra mức độ nghiêm trọng của tình hình khi họ vẫn cười đùa về chuyến tham quan không thành.

Trong khi các học sinh vẫn đang bàn tán về việc mặc áo phao, một giọng nói trên loa phóng thanh vẫn yêu cầu họ ở nguyên tại chỗ, khiến họ càng thêm bối rối.

Một số học sinh tìm cách giữ bình tĩnh và trấn an bạn bè, và một giọng nói cất lên: “Tớ nghĩ tình hình đang khá hơn rồi.” Khi một người khác tỏ ý nghi ngờ và đặt câu hỏi, người này trả lời: “Tớ nghĩ là nó đã khá hơn lúc trước.”

Trong lúc các học sinh bảo nhau mặc áo phao, một người gọi to tên của cậu bạn vẫn chưa có áo phao để mặc và nói: “Chúng ta cần thêm một chiếc áo phao.”ư
1398671403-5.jpg
Học sinh kiên nhẫn chờ đợi theo mệnh lệnh của thuyền trưởng lúc phà chìm dần


Khi mọi người vẫn đang hoang mang chưa biết phải làm gì, một giọng nói cất lên hỏi thuyền trưởng đang ở đâu và làm gì khi hành khách chỉ biết ngồi một chỗ và chờ đợi. Một học sinh nói: “Họ cần phải cho chúng ta biết điều gì đang diễn ra.”

Sau khi công bố đoạn ghi âm này, người bố của cậu học sinh trên đã nghẹn ngào: “Con ơi, ở dưới đó chắc là lạnh và tối lắm. Không biết các con đã phải chịu lạnh giá và sợ hãi đến mức nào?”

Người bố Park Jong-dae cố gắng gạt dòng nước mắt: “Bố đã hy vọng và cầu nguyện cho con sống sót, nhưng điều ước đã không thành hiện thực. Con trai, đã đến lúc bố con mình vĩnh biệt, và bố phải từ bỏ niềm hy vọng mà bố không hề muốn từ bỏ một chút nào. Hãy tha thứ cho bố con nhé. Vĩnh biệt con...!”
エルセーヌ「小顔」体験キャンペーン



×

この広告は30日以上新しい記事の更新がないブログに表示されております。